1. Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của hệ thống cung cấp điện do đơn vị hoặc gia đình quản lý. Không để điện rò rỉ ra lên mái tôn, nhà cửa, cây cối, hàng rào ....;
- Phối hợp với đơn vị quản lý điện để chặt, tỉa cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện và những cây có khả năng đổ vào kết cấu công trình điện;
- Không lắp đặt thiết bị điện tại nơi có nguy cơ ngập nước hoặc ẩm ướt; trong nhà phải lắp đặt các thiết bị đóng, cắt chống dòng rò chất lượng cao.
2. Trường hợp mưa to, gió lớn phải lưu ý, đề phòng:
- Không trú tránh dưới cột điện, gần công trình điện khi trời mưa, giông sét, không chạm vào dây chằng, dây nối đất, thùng công tơ, kết cấu khác … ;
- Khi phát hiện: Dây điện đứt, cây ngã đổ vào đường dây, trạm điện, móng cột sạt lở, bị đổ phóng điện… thì không cho người, vật nuôi lại gần và báo ngay cho đơn vị quản lý điện hoặc chính quyền, công an địa phương;
- Cắt cầu dao điện, aptomat tổng trong nhà khi bị mưa ngập các tủ, ổ điện để tránh rò điện dẫn tới tai nạn ....;
- Không di chuyển, đi lại bằng thuyền, bè .v.v.. trong vùng ngập lụt có đường dây điện sát với mặt nước. Không buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện. Không mang vác, lắp dựng vật dụng, công trình, vật kiến trúc gần đường dây, trạm điện để tránh nguy cơ phóng điện;
- Không sửa chữa điện khi đang mưa, bão; không leo lên mái nhà, sân thượng, và nơi có nguy cơ bị rò điện, gần đường dây điện đi qua;
- Thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn để phòng, chống tai nạn. Chỉ đóng điện khi đã loại trừ toàn bộ hư hỏng, các hiện tượng mất an toàn.
4. Cấp cứu người bị điện giật:
Cần khẩn trương cắt điện, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện, nhanh chóng cứu chữa đồng thời gọi điện thoại cấp cứu 115.
5. Điện thoại liên lạc khi có tình huống khẩn cấp: 19001909
Nguồn tin: Điện lực Đà Nẵng
Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Thephuong.it@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn