Thao giảng đổi mới PPDH
- Thứ tư - 14/10/2015 14:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
IMG 0095
Với tiết tiếng Anh, điều ghi nhận ở giờ dạy là bên cạnh việc sử dụng thành thạo phương tiện dạy học hiện đại dùng máy chiếu, tạo hình ảnh sinh động lôi cuốn học sinh, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy đã làm chủ kiến thức bám sát vào các đối tượng cụ thể để truyền thụ. Mở đầu bài This is my pen bằng trò chơi rất sôi nổi đã lôi cuốn học sinh tiếp nhận những nội dung kiến thức mới một cách chủ động, có hiệu quả. Giờ dạy đã đáp ứng được các đối tượng học sinh chưa hoàn thành, học sinh năng khiếu thông qua những câu hỏi phát hiện, tái hiện và nên vấn đề của giáo viên
Mỗi một phân môn lại hướng đến các phương pháp dạy học đặc thù. Nếu trước đây giờ học Mĩ thuật nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày thì bây giờ, việc dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch còn kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, giúp học sinh có được các khả năng : biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh ; khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác ; hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật. Ở tiết dạy Mĩ thuật với chủ đề : Vẽ tranh tĩnh vật, cô Nguyễn Thị Huệ đã giúp các em hoàn thành mục tiêu đó. Các em đã chuẩn bị được rất nhiều vật mẫu trực quan, đẹp, đa dạng nhằm phục vụ cho tiết học của mình. Qua tiết học, học sinh không chỉ biết cách vẽ mà còn thể hiện được rất nhiều cảm xúc thông qua những bức tranh của mình.
Như vậy, đích đến của giờ dạy ở tiểu học là phải hướng tới một giờ học thân thiện, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, thích khám phá kiến thức mới và biết làm mới các kiến thức, còn giáo viên biết tổ chức linh hoạt, nhịp nhàng các hoạt động học. Thông qua hai tiết dạy, giáo viên và học sinh đã hoàn thành tốt mục tiêu mà cả hai môn học đã đề ra.
Mỗi một phân môn lại hướng đến các phương pháp dạy học đặc thù. Nếu trước đây giờ học Mĩ thuật nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày thì bây giờ, việc dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch còn kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, giúp học sinh có được các khả năng : biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh ; khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác ; hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật. Ở tiết dạy Mĩ thuật với chủ đề : Vẽ tranh tĩnh vật, cô Nguyễn Thị Huệ đã giúp các em hoàn thành mục tiêu đó. Các em đã chuẩn bị được rất nhiều vật mẫu trực quan, đẹp, đa dạng nhằm phục vụ cho tiết học của mình. Qua tiết học, học sinh không chỉ biết cách vẽ mà còn thể hiện được rất nhiều cảm xúc thông qua những bức tranh của mình.
Như vậy, đích đến của giờ dạy ở tiểu học là phải hướng tới một giờ học thân thiện, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, thích khám phá kiến thức mới và biết làm mới các kiến thức, còn giáo viên biết tổ chức linh hoạt, nhịp nhàng các hoạt động học. Thông qua hai tiết dạy, giáo viên và học sinh đã hoàn thành tốt mục tiêu mà cả hai môn học đã đề ra.